Nội dung trưng bày của Bảo tàng gồm 5 chủ đề chính:
1. Văn hóa khảo cổ ở Bạc Liêu:
Trưng bày các tài liệu, hình ảnh về di tích kiến trúc nghệ thuật tháp Vĩnh Hưng ấp Trung Hưng I, xã Vĩnh Hưng A, huyện Vĩnh Lợi Lợi; hình ảnh hoạt động khai quật và hiện vật khai quật năm 2002 - 2011 thuộc nền văn hóa Óc Eo ở Bạc Liêu.
2. Đặc trưng văn hóa của người Kinh ở Bạc Liêu:
Trưng bày không gian nội thất của nhà người Kinh ở Bạc Liêu; bản “Dạ Cổ Hoài Lang” các nhạc cụ “Đờn ca tài tử” ở Bạc Liêu, hình ảnh, hiện vật, tổ hợp về sản xuất lúa nước, đánh bắt thủy sản, công cụ lao động nghề mộc, sản phẩm của nghề rèn; một số hiện vật khoa học phụ về chế biến lúa, gạo (cối xay lúa) sinh hoạt đời thường của người Kinh.
3. Đặc trưng văn hóa của dân tộc Khmer ở Bạc Liêu:
Trưng bày hình ảnh, hiện vật về lao động, sản xuất, đánh bắt của đồng bào Khmer; đặc trưng nghi lễ “buộc chỉ cổ tay” trong lễ cưới truyền thống, bộ nhạc ngũ âm mang đậm bản sắc của dân tộc Khmer ở Bạc Liêu.v.v…
4. Đặc trưng văn hóa của dân tộc Hoa ở Bạc Liêu:
Trưng bày không gian nội thất nhà người Hoa ở Bạc Liêu, nhạc cụ dân tộc, tổ hợp múa lân, gánh nước, mua bán, mang đậm nét văn hóa, bản sắc của người Hoa ở Bạc Liêu.
5. Bạc Liêu trong đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và phát triển:
- Các phong trào đấu tranh của nông dân trước khi có Đảng như cuộc đấu tranh của nông dân xã Ninh Thạnh Lợi “Chủ Chọt” năm 1927, cuộc đấu tranh của anh em gia đình Nguyễn Văn Chức năm 1928 (Nọc Nạng) được xếp hạng di tích quốc gia năm 1991.
- Đảng bộ, quân và dân Bạc Liêu đấu tranh bảo vệ quê hương, tổ quốc thời kỳ chống thực dân Pháp và chống đế quốc Mỹ cứu nước.
- Đảng bộ, quân và dân Bạc Liêu khắc phục hậu quả chiến tranh sau giải phóng hoàn toàn miền Nam 30/4/1975; xây dựng và phát triển Bạc Liêu trong thời kỳ đổi mới.